Nội dung bài viết
Hẳn là các bạn sẽ cảm thấy bất an khi đọc tiêu đề bài viết này. Liệu bạn có thắc mắc, cài hackintosh có làm hư ssd của bạn? Mình khẳng định luôn là không! Nếu bạn thực hiện cài đặt theo chuẩn bài viết của Hackintosh Vietnam. Phần còn lại là bạn nên quyết định chọn ổ cứng ssd loại nào (ssd hay nvme)? Dung lượng bao nhiêu? ssd 256gb hay là ssd 500gb?. Các bạn cũng có hiểu biết về ssd là gì? Một số tiêu chuẩn cho ssd như gpt vs mbr. Bài viết sẽ giúp bạn các chuyển mbr sang gpt không gây hư hại ssd và thất thoát dữ liệu.
Bắt đầu nhé!
Các khái niệm cơ bản về ổ cứng ssd:
SSD là gì?
Ổ cứng ssd là viết tắt của Solid State Drive, hay còn gọi là ổ cứng thể rắn. Ổ cứng ssd loại bỏ các đĩa từ, thay vào đó là các chíp nhớ có khả năng lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn. Việc loại bỏ các đĩa từ giúp tốc độ truy suất dữ liệu được nâng cao. Hãy tưởng tượng đến thiết bị lưu trữ USB của bạn đấy có thể được xem là ổ cứng thể rắn.
Ổ cứng ssd hiện nay có 2 chuẩn: sata và nvme (cho tốc độ đọc ghi dữ liệu > 1,000 MB/s).


MBR (Master Boot Record)
MBR là một chuẩn quản lý thông tin phân vùng trên ổ cứng, xuất hiện từ khá lâu và vẫn còn dùng cho đến ngày nay. MBR chiếm 1 sector đầu tiên của HDD/SDD, chứa đựng thông tin về phân vùng ổ đĩa (partition table), thông tin về phân vùng boot.. MBR chỉ cho phép tối đa 4 phân vùng cơ sở (primary), và dung lượng tối đa MBR quản lý được là 2TB.
Nếu HDD/SSD có dung lượng hơn 2TB ta phải chuyển sang định dạng GPT để HDD/SSD có thể nhận đủ dung lượng
GPT (GUID Partition Table)
GPT là chuẩn quản lý phân vùng HDD/SSD ra đời trong thời gian gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn của nhân loại.
GPT khắc phục được nhươc điểm cố hữu của MBR đó là hỗ trợ đến 128 phần vùng cơ sở, dung lượng mỗi phân vùng lên đến 1 ZB (Zettebytes).
FAT32 (File Allocation Table)
FAT32 tạm dịch là bảng cấp phát tập tin. Trước fat32 còn có các tiêu chuẩn thấp hơn như fat12, fat16.
Fat32 được Microsoft giới thiệu trang windows 95 năm 1996. Tuy nhiên, trước nhu cầu lưu trữ càng lớn Fat32 bộc lộ nhiều khuyết điểm như không thể lưu trữ các file dữ liệu có dung lượng lớn hơn 4Gb. Chính vì thế các nhà phát triển hệ điều hành buộc phải nghiên cứu và đưa ra các chuẩn mới như: Microsoft là NTFS cho windows, Apple cho ra HFS, HFS+ cho macOS, hoặc Extx của các hệ điều hành linux.
NTFS (New Technology File System):
Kể từ Windows NT, Microsoft cho ra đời chuẩn NTFS thay thế cho chuẩn FAT32, nhằm năng cao khả năng lưu trữ siêu dữ liệu, sử dụng cấu trúc dữ liệu tiên tiến để cải thiện hiệu suất, độ tin cậy, tối ưu khả năng sử dụng không gian đĩa cứng, cùng với khả năng bảo mật cao.
HFS+ (Hierarchical File System Plus)
Apple phát triển, dùng làm hệ thống file cơ sở trong hệ điều hành mac os trên các thiết bị máy tính macintosh. Từ phiên bản mac os high sierra. Apple thay thế bằng APFS.
APFS (Apple File System):
APFS có thể sử dụng trên các thiết bị có dung lượng lưu trữ tương đối nhỏ hoặc lớn. APFS sử dụng inode 64 bit, cho phép lưu trữ an toàn hơn. Ra mắt và chính thức dùng từ phiên bản mac os high sierra.
HDD:
là ổ cứng dùng dĩa từ với cùng với động cơ xoay tròn với tốc độ có thể lên đến 10k vòng/phút, và dùng các đầu tín hiện từ trường để truy xuất dữ liệu chứa trên dĩa từ. HDD dễ hư hại do tác động của môi trường, ngoại lực,…
Quản lý SSD theo chuẩn GPT:
Trong quá trình cài hackintosh việc hư hại ổ cứng ssd chiếm đến 90% những tổn thất các bạn thường gặp. Tại sao?
Vì cài hackintosh không như cài windows, các bạn chỉ việc click continue, sau đấy cài driver cho máy là có thể sử dụng.
Cài đặt hackintosh, việc các bạn phải cài đi cài lại là chuyện thường xuyên nhất là trong quá trình khắc phụ lỗi và tối ưu hệ thống. Thêm vào đấy, các bạn cũng thường xuyên tắt nóng nguồn của máy cũng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của bạn.
Vậy yêu cầu là các bạn phải hạn chế đến mức tối đa việc định dạng phân vùng, định dạng tiêu chuẩn đĩa (MBR hoặc GPT) sẽ hạn chế được khả năng hư hại HDD/SSD của các bạn, chưa kể đến việc mất các dữ liệu quan trọng.
Vậy phải làm sao!? Lời khuyên cho các bạn hãy chọn tiêu chuẩn ổ đĩa cho phù hợp và phân chia phân vùng đúng một lần cho hệ thống của các bạn.
Ở trong Hackintosh Vietnam Ebook này mình hướng dẫn các bạn dùng tiêu chuẩn mới nhất cho SSD là GPT, vì những ưu điểm nổi bật của nó như dung lượng phân vùng lớn, số lượng phân vùng lên đến 128.
Phân vùng hiệu quả cho SSD 256gb và các dung lượng khác
Nếu bạn đã đọc build máy tính, chắc hẳn bạn đã có thể đưa ra quyết định ssd 256gb hay nvme 500gb. Dù bạn mua mới hay cải tạo lại ổ cứng ssd cũ cũng cần phải thực hiện phân vùng theo kinh nghiệm bên dưới.
Đa phần các bạn mới dùng máy tính, thường có nhu cầu lưu trữ riêng biệt các files cùng thể loại. Ví như ngày trước, khi dùng windows mình thường tạo phân vùng để chứa nhạc, phân vùng cho việc học hành, phân vùng cho các thể loại game, phân vùng cho các thể loại phần mềm.
Khi mở máy lên, ôi cơ man nào là phân vùng, có khi lên đến cả chục phân vùng nhìn rối mắt. Chưa kể, đang muốn định dạng lại phân vùng này lại đè đầu thằng kia ra định dạng sau đấy là ngớ người ra, ú ớ, vò đầu bức tai, chửi lầm bầm trong miệng như thằng điên.
Nay thì lớn rồi, nên chỉ gọn vài phân vùng (tối đa là 5) dù thằng GPT có cho đến 128 phân vùng cũng ứ thèm.
Nhắc lại là dùng chuẩn ssd là GPT nhé!
Khuyến cáo cách phân vùng cho ssd
EFI
Phân vùng EFI (Chuẩn Fat32 ,tối thiểu 200Mb đây là yêu cầu bắt buộc của mac os).
mac os:
Phân vùng cài macOS (chuẩn HFS+, APFS), dung lượng tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.
windows:
Phân vùng cài Windows (chuẩn NTFS), nếu các bạn vẫn có nhu cầu sử dụng.
Dữ liệu dùng chung:
Phân vùng dữ liệu dùng chung (hfs+, apfs hoặc NTFS).
Dữ liệu dùng riêng:
Phân vùng dữ liệu dùng riêng (NTFS).
Chú ý:
– Phân vùng EFI nên là phân vùng đầu tiên của HDD/SSD chứa các thể loại clover bootloader trong đây.
– Phân vùng 2 & 3 có thể đảo vị trí cho nhau, tức là Windows có thể là phân vùng thứ 2.
– Nếu bạn muốn tách riêng dữ liệu dùng riêng hoàn toàn cho mỗi hệ điều hành thì Phân vùng thứ 4 & 5 mỗi phân vùng là HFS+, APFS hoặc NTFS.
– Riêng phần quản lý các thể loại file thì các bạn nên dùng folder và hệ thống tag của macOS, chả biết window có hệ thống tag chưa nữa vì thỉnh thoảng mới lạng qua window.
Túm váy lại là kiểu phân vùng trên là cơ sở cho toàn bộ Hackintosh Vietnam eBook.
Các bạn hãy chọn nhu cầu nào phù hợp cho bạn dưới đây để thực hiện nhé!
Trường hợp 1: một ssd dung lượng lớn
Bạn có 1 SSD có dung lượng lớn (chẳng hạn >500Gb), bám sát kiểu phân vùng ở trên, nhắc lại: EFI (FAT32) – macOS (hfs+) – Windows (ntfs) – Data (hfs+,apfs hoặc NTFS), tất nhiên là chuẩn HDD/SSD là GPT nhé. Hoặc EFI (FAT32) – macOS (hfs+,apfs: ssd 256gb) Data (hfs+) cho máy chỉ dùng mac os.
Trường hợp 2: 1 ssd 256gb và ssd dữ liệu
Bạn có 1 SSD dung lượng nhỏ ssd 256gb và 1 HDD dung lượng lớn dùng chứa dữ liệu. SSD dùng làm ổ cứng chứa các hệ điều hành, theo chuẩn GPT với phân vùng: EFI (FAT32) – macOS (HFS+) – Window (NTFS). HDD theo chuẩn GPT, EFI (FAT32) – Data (HFS+ hoặc NTFS) – Data (dùng riêng NTFS)
Trường hợp 3: 1 ssd ( < ssd 256gb) 128gb và 1 ssd dữ liệu
Bạn có 1 SSD 128Gb, và HDD dung lượng lớn dùng chứa dữ liệu. Trường hợp này các bạn cần xác định xem mình dùng hệ điều hành nào nhiều hơn sẽ ưu tiên cài đặt trên SSD. Trên HDD sẽ chứa hệ điều còn lại và dữ liệu. ví Dụ: SSD: EFI (FAT32) – macOS (HFS+); HDD EFI (Fat32) – Window (NTFS) – Data (dùng chung NTFS hoặc HFS+) – Data (dùng riêng NTFS).
Nếu không có trong 3 trường hợp này bạn vui lòng comment bên dưới mình sẽ đưa ra giải pháp phù hợp cho bạn.
Các phương pháp định dạng SSD
Vì trong hackintosh – hướng dẫn cài hackintosh toàn tập này, hướng dẫn các bạn trên nền tảng GPT nên mình sẽ không nhắc đến MBR nữa và các phương pháp ở đây sẽ tập trung để các bạn có thể chuyển mbr sang gpt.
Cấu trúc chuẩn GPT
Chúng ta cần hiểu chút về cấu trúc 1 SSD trên nền tảng GPT là như thế nào, vui lòng xem hình bên dưới.

LBA 0: (protect Master Boot Record)nó chính là master boot record như nền tảng MBR. Nó chính thức mang cái tên khác là Protect MBR. Đây là tàn dư của “phong kiến” đây, vì người dùng máy BIOS legacy còn rất nhiều nên các nhà sản xuất phải đưa ra chuẩn này để các máy BIOS Legay có thể sử dụng được.
LBA 1: (Primary GUID Partition Table Header)Nó xác định đây có phải là chuẩn GPT hay không!? Nếu không có chắc chắn là MBR.
LBA2 – LBA33: ở đây lưu trữ các thông tin của các phân vùng bên dưới, nó như là một sơ đồ chỉ dẫn hệ điều hành hệ thống phân vùng trên HDD/SSD. Kế bên dưới nó là các phân vùng được chia trên HDD/SSD.
Phần còn lại là một bản lưu dự phòng sơ đồ phân vùng của HDD/SSD, hệ điều hành sẽ dựa vào bản sao lưu này để khôi phục lại lỡ sơ đồ gốc bị mất.
Nói thêm là chuẩn GPT được đưa ra bởi 1 liên minh các nhà sản xuất phần cứng trên thế giới.
Các phương pháp định dạng GPT:
Trước khi thực hiện các hướng dẫn ở đây các bạn vui lòng sao lưu dữ liệu quan trong tránh mất mát không đáng có.
Tất cả các hướng dẫn bên dưới đều thực hiện trên hệ điều hành windows.
Tạo USB multiboot:
Ở phần này sẽ hướng dẫn cho các bạn chuyển mbr sang gpt, chính vì thế mình hướng dẫn cho các bạn tạo USB multiboot. Các bạn sẽ thắc mắc chỉ định dạng ssd có một lần sao làm thế này cho rắc rối!? cứ làm và giữ lấy 1 bản sau này sẽ cần đấy không chỉ 1 lần mà nhiều lần nhé!
Các bạn chuẩn bị 1 USB 8gb, và tải bộ Multiboot Toolkit, 1 Click Tạo Usb Boot UEFI-Legacy cùng với winpe.
Thực hiện theo video này
Như vậy là bạn có 1 USB multiboot để thực hiện định dạng và phân vùng đĩa trong môi trường winPE 10 rồi nhé! Nếu bạn có hứng thú nghiên cứu sâu về multiboot này mời đọc bài này của tác giả Phạm Bình Minh
Giờ boot vào winPE 10!
Dành cho các bạn phân vùng lại hoàn toàn đĩa cứng:
Chạy lệnh cmd trong môi trường winPE 10
x:\windows>diskpart #enter
#liệt kê tất ả hdd/ssd có trong hệ thống, giả sử chúng ta có disk 0 là hdd/ssd phải định dạng
diskpart>list disk
#chọn hdd/ssd 0
diskpart>select disk 0
#xóa bỏ hoàn toàn sơ đồ phân vùng hiệt tại
diskpart>clean
#chuyển sang chuẩn GPT
diskpart>convert GPT
#tạo phân vùng EFI
diskpart>create partition EFI size=200mb
#định dạng fat32 cho EFI
diskpart>format fs=fat32 label=”EFI” quick
#xxx dung lượng phân vùng theo mong muốn, có thể là MB, GB (*)
diskpart>create partition primary size=xxxx
#định dạng ntfs cho window. (**)
diskpart>format fs=ntfs label=”windows” quick compress
#x ký tự đai diện phân vùng (***)
diskpart>assign letter=x
làm lại bước (*) cho 2 phân vùng còn lại, riêng phân vùng data nếu bạn dự tính là định dạng ntfs thì thực hiện tiếp bước (**) và (***).
Chuyển mbr sang gpt mà không mất dữ liệu:
chú ý: để đảm bảo không mất dữ liệu các bạn vẫn nên sao lưu các dữ liệu quan trọng của các bạn.
Bước 1: Các bạn boot vào môi trường win 10 PE của multiboot ở trên
Bước 2: Khởi động Minipartition Wizard có sẵn trong win 10 PE
Bước 3: Chọn HDD/SSD cần chuyển, chọn chức năng convert MBR disk to GPT disk


Bước 4: sau khi convert cần tiến hành phân chia lại HDD/SSD (bằng các chức năng resize, merge partition) theo cấu trúc đã đề nghị: EFI (fat32) – macOS (HFS+) – windows (ntfs) – data.
Bước 5: đặt ID EFI cho phân vùng FAT32 do chúng ta tạo ra, theo đúng chuẩn GPT. Chọn phân vùng FAT32, chọn chức năng change partition ID type, cuối cùng là chọn EFI system partition theo list ID đổ xuống. Xem hình để hiểu rõ hơn


Sau khi phân vùng cấu trúc phân vùng sẽ được như sau

P/S: Hãy cẩn thận với dữ liệu các bạn đang có, và hãy thương lấy chiếc HDD/SSD của các bạn, hãy làm công việc trong bài này 1 lần duy nhất thôi!
Anh ơi, nếu chỉ có 1 ssd 256 thì có chạy cùng lúc 2 hệ đc ko ạ?
được nha!
anh có thể gợi ý cách chia ổ SSD 256GB dualboot win sao cho hợp lý được không?
Anh cho em hỏi. Em cài xong macOS lên laptop rồi. Giờ em muốn phân vùng riêng ra để cài window và phân vùng cho macOS để cài ứng dụng có được không anh ???
Hỏi gì không hiểu! tìm hiểu kỹ bài này đi!
Thế bạn ơi, cho mình hỏi, Windows cũng cần cả EFI mà mình tạo thêm EFI cho MacOS thì bị lỗi bạn ạ 🙁
Dùng 1 efi cho cả 2, không phải dùng 2 efi đâu!
Nhưng mà mình dùng win trên ssd, dùng mac trên hdd, lsao mà tạo một phân vùng efi trên một ổ thôi ạ?
mỗi ổ cài hệ điều hành khác nhau thì efi là khác nhau! còn config thêm trong clover để nó tự nhận boot trên efi ổ khác!
Tức là 2 ổ dùng 2 efi hay sao ạ?
Mình lúc đầu cài win trên ssd, mình tạo một ổ efi trống trên hdd để tạo mac. Chưa kịp làm j khởi động lại thì bị mh xanh 0xc000021a. Xoá cái efi của hdd vẫn bị. Cài lại thì ok
à thế ạ :V
mình có ssd 256gb cài win vào đó và hdd 1tb, mình muốn cài mac vào hdd thì như thế nào cho hợp lí
ssd chia làm 2 rồi cài mac win lên đấy
Em đang dùng ổ SSD 120Gb WD Green, định cài Hackintosh mà đọc qua thấy báo ko format được dạng APFS, vậy em nên cài bộ nào tối ưu nhất cho SSD WD Green nhỉ?
Tốt nhất bạn nên dùng samsung nhé! WD Green cũng có thể được nên clear hết ổ trong mac nha!