Nội dung bài viết
Khi bạn đã cài mac os lên pc, việc đầu tiên bạn sẽ nghĩ đến, làm sao để mac có thể tự khởi động được mà không thông qua USB. Đây là lúc clover bootloader thể hiện sức mạnh của nó. Bạn dùng Clover configurator điều chỉnh các thông số trong config.plist (có trong bộ clover efi) để boot mac os được như ý. Clover còn có khả năng cho phép bạn boot từ ổ cứng ssd và cũng là cách cài mac os song song win 10.
Trước hết, xin chúc mừng bạn đã cài mac os trên laptop thành công! Bạn cảm thấy như thế nào, hãy cho mình biết bằng cách comment bên dưới nhé!
Chúng ta bắt đầu nào!
Nếu bạn là người mới, bạn chỉ cần đọc đến đây trong bài viết này. Rồi hãy đến với trình khởi động mới để tận hưởng những thứ mới nhất nào vọc sĩ OpenCore Bootloader – Tương lai của làng hacintosh
Guide for Clover Bootloader closed.
Giới thiệu sơ lược về Clover Bootloader
Clover Bootloader là gì!?
Clover Bootloader là một bộ nạp khởi động EFI mã nguồn mở hoạt động ở BIOS lẫn uEFI, do Slice là trưởng dự án. Nó được phát triển để giải quyết các vấn đề cài đặt hackintosh cũng như là khởi động nhiều hệ điều hành dễ dàng hơn.
Phần này chỉ nói thêm, bạn đã đọc trong: Cách cài hackintosh, 30 điều cần biết trước khi tiến hành, Hackintosh Vietnam
Clover Booloader hoạt động như thế nào!?
Nguyên tắc hoạt động của Clover bootloader trên uEFI: Khi máy tính được khởi động, hệ thống uEFI sẽ load và thực thi file .efi (thường là BOOTX64.efi) rồi từ BOOTX64.efi sẽ tìm đến CLOVERX64.efi rồi đến boot.efi(file boot của macOS) sau đó sẽ load đến mach_kernel rồi bắt đầu khởi động macOS.
UEFI BIOS->BOOTX64.EFI->CLOVERX64.efi->APPLE'S BOOT.EFI->MACH_KERNEL
Nguyên tắc hoạt động của Clover Bootloader trên BIOS: các máy tính BIOS muốn load CLOVERX64.efi cần thông qua BOOT0->BOOT1->BOOT, còn lại thì hoạt động giống như uEFI
BIOS->BOOT0->BOOT1->BOOT->CLOVERX64.EFI->APPLE'S BOOT.EFI->MACH_KERNEL (64 BIT)
Cần để ổ cứng ở dạng GPT dù là dùng BIOS (vì khi này Clover sẽ tạo ra 1 môi trường uEFI ảo) để Clover Bootloader có thể hoạt động tốt nhất.
Cài đặt Clover Bootloader lên ổ cứng ssd
Chuẩn bị tải clover
- Download clover: Clover download
- Download Clover Configurator: Tải Clover configurator
Cài Clover lên ổ cứng ssd
Bước 1: chạy clover app
Mở bộ cài Clover Bootloader vừa tải về, nhấn “Tiếp tục“


Bước 2: thay đổi vị trí cài clover
Nhấn vào “Thay đổi vị trí cài đặt…” chọn phân vùng đã cài macOS, “Tiếp tục“
Change Install Location > (Partition macOS)


Bước 3: tuỳ chỉnh cho clover configurator
Nhấn “Tuỳ chỉnh“

Bước 5: cài đặt clover pane
Tick “Cài đặt RC scripts vào phân vùng đích” và “Cài đặt Clover Preference Pane“
> Tick Install RC scripts on target volume
> Tick Install Clover Preference Pane

Bước 6: Chọn driver uefi
Drivers (tick Drivers off để có đầy đủ drivers)
* Với mainboard uEFI: ApfsDriverLoader, AptioMemoryFix, HFSPlus/VBoxHFS(không dùng chung 2 drivers này)

* Với mainboard BIOS: chọn như sau:
> Install CLOVER in the ESP > Bootloader > Install boot0ss in MBR > BIOS Drivers, 64 bit > Recommended drivers > ApfsDriverLoader, HFSPlus/VBoxHFS


Bước 7: hoàn tất cài clover
Sau khi đã thiết lập xong, nhấn “Cài đặt/Install”, nhập password máy bạn để bắt đầu cài đặt

Như vậy là đã cài thành công Clover lên ổ cứng
Cấu trúc cơ bản của clover efi

Nhìn qua có vẻ rắc rối nhưng các bạn chỉ cần quan tâm những thứ mình nhắc đến là được:
Thư mục EFI | Chứa tất tần tật các boot của các hệ điều hành: Clover, OpenCore, Microsoft cho Windows, Grub cho linux,… |
Thư mục BOOT | nơi chứa BOOTX64.EFI nhằm giúp các hệ thống máy tính uEFI nhận diện và tải thực thi nó đầu tiên |
ACPI/orgin | Chứa các file .aml gốc sau khi ấn F4 ở Clover |
ACPI/patched | Chứ các file .aml đã patch phù hợp với macOS |
File CLOVERX64.efi | File boot của Clover Bootloader |
File Config.plist | File chứa cấu hình giúp Clover Bootloader biết được cần phải làm gì |
drivers/BIOS và drivers/UEFI | Chứa các drivers giúp Clover Bootloader nhận diện và điều khiển các phần cứng BIOS/UEFI của máy tính |
kexts/Other: | Nơi chứa các trình điều khiển của mac os |
themes: | Chứ giao diện của Clover Bootloader |
tools | Chứa uEFI shell, tập lệnh cơ bản trong môi trường uEFI |
Hoàn thành Clover Bootloader lên ổ cứng ssd
Hoàn thành cài clover bootloader lên SSD là tiền đề để triển khai cài mac os song song win 10 trên cùng một SSD, hoặc 2 SSD khác nhau.
Mount clover EFI
- Mount EFI là một việc rất dễ dàng, các bạn có thể dùng các app như: Clover Configurator, Hackintool,…

Chọn tab Mount EFI

Chọn Mount Partition lần lượt USB và ổ cứng

Nhập password của máy rồi ấn “OK“

Như vậy là đã mount EFI của USB và ổ cứng xong, bạn sẽ thế folder clover efi trên usb, cũng như trên ssd. Bây giờ thay những thứ cần thiết từ USB sang SSD thôi!
Lưu ý: Nếu bạn không thấy EFI của ổ cứng mình đã cài macOS lên, thì bạn hãy cài lại macOS và đừng để quên 1 chi tiết nào trong guide này.
Clone EFI từ USB sang ổ cứng:
- Xoá config.plist, folder kexts trong EFI của ổ cứng
- Copy config.plist từ USB sang ổ cứng với cùng đường dẫn EFI/Clover
- Copy folder kexts từ USB sang ổ cứng với cùng đường dẫn EFI/Clover
- Copy file patch từ EFI/Clover/ACPI/patched của USB vào cùng đường dẫn ở EFI của ổ cứng nếu có
Chỉnh sửa config.plist cho từng cấu hình bằng clover configurator
File config.plist là file cấu hình tối quan trọng vì đây là thứ quyết định phần lớn đến sự ổn định của 1 hệ thống hackintosh

Boot:

Arguments:
– Verbose (-v) | Giúp hiển thị các dòng lệnh khi boot để dễ dàng xác định lỗi và sửa |
– debug=0x100 và keepsyms=1 | giúp chặn máy restart khi gặp panic |
– dart=0: | giúp dùng công nghệ ảo hoá |
– nv_disable=1 | không nạp kext của card màn hình nVidia |
– no_compat_check | giúp fix lỗi “Unsupported CPU/PCH” |
Default Boot Volume:
phần tên đã nói lên tác dụng rồi. Để kích hoạt, bạn cần điền tên phân vùng boot vào là xong

Ví dụ: phân vùng boot của mình là macOS

Đây mình sẽ set timeout=1 đễ dễ hơn trong việc tự nhiên máy phát sinh lỗi, còn không thì bạn set timeout=0 để bỏ qua màn boot clover luôn nhé
Devices/Properties:

Để tìm hiểu thêm ở tab này, bạn hãy xem các bài viết:
- Kích hoạt âm thanh sau khi cài Hackintosh
- Kích hoạt Intel iGPU (Intel Quick Sync, HDMI port, HDMI sound)
GUI:
Nơi quản lí giao diện, option boot của Clover Bootloader

Sẽ có 2 cách để quản lí option boot:
- Custom Entry: phần này giúp bạn quản lí từ a -> z của từng option boot
- Scan + Hide Volume: với 2 phần này thì chỉ giúp bạn ẩn/hiện option boot
Với Scan: Tick Entries nếu chỉ dùng Windows uEFI và macOS, thêm Linux nếu dùng Linux và Legacy khi dùng legacy OS
Với Hide Volume: các bạn xác định tên phân vùng boot cần ẩn (xem ở cuối dòng của option boot) rồi điền vào là được


- Theme: khi bạn cần thay đổi theme, bạn cần copy folder chứa theme bạn thích hoặc theme này vào CLOVER/themes rồi đặt tên ở Theme giống tên folder chứ theme bạn vừa thêm là được
Rt Variables

- ROM: Mở System Preferences -> Network -> chọn vào Ethernet hoặc WIFI -> Advanced… -> Hardware -> Copy MAC Address vào ROM rồi xoá hết dấu “:”
- MLB: Điền ngẫu nhiên 17 kí tự có cả chữ và số
Việc này sẽ giúp cho các bạn 1 phần để fix iMessage, iCloud, Facetime,…

SMBIOS:

Để tạo SMBIOS cho riêng mình, bạn nhấn vào icon


rồi chọn SMBIOS theo cấu hình mình đang dùng, với Laptop thì bạn cứ dựa vào Product Name sẵn trong config là được, còn với PC thì chỉnh như sau:
- Sandy Bridge: iMac12,2
- Ivy Bridge: iMac13,2
- Haswell: iMac14.2
- Skylake: iMac17,1
- Kabylake: iMac17,1
- Coffeelake: iMac18,3
- Coffeelake-r: Macmini8,1(only iGPU), iMac19,2(iGPU + dGPU)
- CPU dòng F: iMacPro1,1
Hướng dẫn cách cài mac os song song win 10
Để khởi động song song giữa win và mac os thì bạn cần vào BIOS, tab Boot, tìm xem có boot option “UEFI OS:<tên ổ cứng>” hay không (nếu không có bạn hãy tự add boot option qua các app như: EasyUEFI, BootICE,… với đường dẫn EFI/CLOVER/CLOVERX64.efi) rồi các bạn hãy kéo nó lên đầu tiên là được
Như vậy là khi khởi động thì máy sẽ luôn boot vào clover efi rồi nhưng các option boot Windows lại không hoạt động được thì phải làm sao?
Đầu tiên, hãy chắc chắn bạn đã cài Windows ở chuẩn uEFI. Mount EFI ổ cứng rồi dùng Clover Configurator mở config.plist lên vào tab GUI

Mục Scan, tick như hình trên
Mục Custom Entries: nhấn + để tạo 1 entry cho Windows

Volumes: Chọn/xác định EFI chứa boot Windows PATH: \EFI\Microsoft\Boot\bootmgfw-orig.efi (nếu đã thay đổi như trên) TITLE/FULL TITLE: Windows hoặc 1 tên nào đó tuỳ bạn TYPE*: Windows VOLUME TYPE: Internal

Nếu bạn cần tạo thêm 1 option cho macOS, Linux, Prime OS,… thì cách làm cũng tương tự
Ví dụ: với mac os

Lưu config.plist để hoàn tất cấu hình, giờ bạn boot lại xem đã vào được Windows chưa nhé!
Khi đã khởi động được song song 2 hệ điều hành rồi, bạn sẽ gặp thêm một vấn đề nữa là bên Windows bị sai thời gian và để sửa thì bạn mở WinUTCOn.reg bên windows lên, nhấn OK vài lần, sau đó chỉnh lại giờ cho đúng ở Windows rồi tắt cập nhật thời gian là xong.
Như vậy là bạn đã hoàn thành cách cài mac os song song win 10, giờ boot vào win 10 thử xem nào. Nếu boot win bị lỗi bạn thử fix lại theo trong bài: Cài mac os trên pc, Bạn đã sẳn sàng tận hưởng vẻ đẹp của mac os chưa?
Như vậy là mình đã hướng dẫn xong! Hẹn gặp lại các bạn trong bài hướng dẫn sau.